Kết quả thực hiện đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên”

172 lượt xem

1/ Mục tiêu của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng đời sống và các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên.

2/ Mục tiêu cụ thể:

– Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

– Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

– Đánh giá thực trạng đời sống kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

– Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

– Đánh giá các mô hình, chương trình giảm nghèo bền vững ở một số địa phương và rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên;

– Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp đặc thù giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3/ Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Trung Thành

4/ Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Môi trường và Xã hội

5/ Cơ quan phối hợp nghiên cứu đề tài:

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: (84-280) 3 854 911

Địa chỉ: 2A, Phủ Liễn, P. Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái Nguyên, T. Thái Nguyên

6/ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 292.770.300 đồng

7/ Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng (từ tháng 04/2017 đến tháng 10/2018)

8/ Danh sách thành viên chính thực hiện đề tài:

DS giam ngheo Thai Nguyen

9/ Sản phẩm của đề tài:

01 Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

01 Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài

01 Báo cáo đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

01 Báo cáo khoa học thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

01 Báo cáo kiến nghị, giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

01 Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

01 Báo cáo tổng thuật tài liệu;

02 Kỷ yếu hội thảo khoa học;

02 bài báo Khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành trong nước;

10/ Đóng góp của đề tài:

– Về mặt lý luận: Sản phẩm của đề tài là báo cáo hoàn chỉnh và các nghiên cứu có hệ thống, có căn cứ khoa học về các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài, mở ra một hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo.

– Về mặt thực tiễn:

Kết quả của đề tài khi được ứng dụng thực tiễn sẽ hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận về chiến lược giảm nghèo bền vững; Đánh giá được thực trạng kinh tế – xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Đánh giá được công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh (thành công, hạn chế, nguyên nhân); Nguyên nhân đói nghèo; Xác định được các tiêu chí xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS phù hợp với địa bàn tỉnh.

Đề tài làm rõ sự cần thiết và mối quan hệ biện chứng giữa giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội, khả năng chiến lược giảm nghèo bền vững đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống vùng dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Kết quả của đề tài khi được ứng dụng thực tiễn sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có căn cứ và cơ sở khoa học thực tiễn đưa ra những định hướng xây dựng, quản lý các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các chương trình giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc thiếu số. Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS phù hợp với điều kiện và nguồn lực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản lý trong thời gian tới. Và có ý nghĩa thiết thực cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược giảm nghèo đối với các địa phương có điều kiện tương tự.

Góp phần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của mô hình giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS, nhằm mục đích giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

11/ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài của Hội đồng khoa học

Về tiến độ: Bảo đảm đúng tiến độ

Về kết quả thực hiện: Bảo đảm đầy đủ nội dung, sản phẩm theo thuyết minh được duyệt

Kết quả chung: ĐẠT

Giam ngheo TN

Nguồn: http://essi.org.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

Đăng Ký Biến Động Đất Đai 2025: Toàn Bộ Thông Tin Cần Nắm Rõ

Việc đăng ký biến động đất đai là một thủ tục pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất khi có bất kỳ ...

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Thông tư ...

Lễ Diễu Binh Việt Nam: Biểu Tượng Sức Mạnh và Niềm Tự Hào Dân Tộc

Với lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam sắp diễn ra, đây là thời điểm để nhìn lại ý nghĩa của những sự kiện quan ...

Nghị quyết 74/NQ-CP: Ban hành hướng dẫn thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước 10/4/2025

Nghị quyết 74/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã phân công ...

Quyết định 354/QĐ-CHQ 2025 tiếp tục hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI

Chi nhánh Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI tại Hà Nội vừa được Cục Hải quan cho phép tiếp tục hoạt động đại lý làm thủ tục ...