Chuyển nhầm số tiền lớn, cần hành động gì?

29 lượt xem

Khi chuyển nhầm tiền nếu người nhận không hoàn trả thì người chuyển có thể tố cáo, kiện ra toà và người nhận chuyển nhầm có thể bị khởi tố hình sự

anh man hinh 2025 07 06 luc 144207 1751787766119177272608

Bạn đọc Huỳnh Anh Tài, phường An Lạc, TP HCM hỏi: Vừa qua, tôi thấy nhiều trường hợp bị khởi tố do không chịu hoàn trả số tiền người khác chuyển nhầm. Vậy cho tôi hỏi cụ thể nếu cố tình chiếm đoạt tiền chuyển nhầm thì sẽ bị xử lý như thế nào? Người chuyển nhầm tiền cần làm gì để lấy lại số tiền đã chuyển?

Trả lời: Khi chuyển nhầm tiền cho người khác, người dân cần gọi điện ngay cho ngân hàng để có hướng giải quyết kịp thời, đúng quy định. Khi nhận được thông báo của người chuyển nhầm, ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho người nhận để làm các thủ tục hoàn trả cho người chuyển.

Trong trường hợp người nhận có ý định chiếm đoạt hoặc dây dưa không chuyển trả thì người chuyển nhầm cần làm một số bước sau:

Người chuyển nhầm tiền làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, điều 2, Luật Tố cáo năm 2018.

Cụ thể, người chuyển nhầm tiền tố cáo tới cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan tổ chức khác. Tố cáo gửi đến cơ quan công an nơi người thụ hưởng cư trú với hình thức thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Bên cạnh việc tố cáo thì người chuyển nhầm tiền có thể đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định.

Nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng, không trả lại tiền cho người chuyển nhầm sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng và người chuyển nhầm tiền thì người cố tình chiếm hữu, sử dụng trái phép số tiền trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều luật này quy định người chiếm đoạt tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sẽ bị xem xét xử lý. Do đó, người cố tình chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Theo NLĐ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng hóa đơn điện tử trong công tác quản lý tại Việt Nam hiện nay

  Việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại Việt Nam đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi Bộ Tài chính nhằm xây dựng một môi trường ...

Từ 1-7, muốn nghỉ hưu sớm người lao động phải đáp ứng điều kiện gì?

 Từ 1-7, Luật BHXH 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung liên quan đến chế độ hưu trí Phản ánh đến Báo Người Lao Động, một ...

Khẩn trương trình phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo khẩn trương trình phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục xem ...

LỊCH NGHỈ LỄ 30/4-1/5 và NGHỈ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ 30/4-1/5 và NGHỈ QUỐC KHÁNH 2025. Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức ...

TOÀN VĂN: Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Toàn văn Thông tư 01/2025/TT-BNV ngày 17/1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao ...