Đề xuất mức trần học phí giáo dục đại học công lập, giáo dục nghề nghiệp năm học 2025 – 2026

52 lượt xem

 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất quy định mức trần học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp từ năm 2025 – 2026 trở đi.

sv 175218770221381113716 11 0 349 540 crop 1752187730221394045242

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Học phí giáo dục đại học công lập

Dự thảo nêu rõ, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025 – 2026 trở đi như sau:

Năm học 2025 – 2026 và năm học 2026 – 2027:

a3 17520468076791630171657 1752186878191 1752186878668171944759

Từ năm học 2027 – 2028 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học căn cứ định mức kinh tế – kỹ thuật hoặc định mức chi phí của từng ngành, nghề đào tạo do cơ sở giáo dục ban hành để tự quyết định mức thu học phí; thực hiện công khai với người học, xã hội.

Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp

Theo dự thảo, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025 – 2026 trở đi như sau:

Năm học 2025 – 2026 và năm học 2026 – 2027:

nghenghiep 17521390591661967790315 1752186879959 17521868803732111445602

Từ năm học 2027 – 2028 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ định mức kinh tế – kỹ thuật hoặc định mức chi phí của từng ngành, nghề đào tạo do cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành để quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng năm học, ngành, nghề đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh.

Đồng thời phải duy trì các chương trình đào tạo tiêu chuẩn trong mức trần học phí nhà nước quy định để thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục người học.

Học phí đối với chương trình giáo dục thường xuyên

Theo dự thảo, học phí đối với chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục công lập được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Mức thu học phí là căn cứ để xác định mức hỗ trợ học phí đối với người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp bù cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với người học chương trình giáo dục phổ thông.

Học phí đối với chương trình xoá mù chữ: cơ sở giáo dục công lập xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật hoặc định mức chi phí trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét phê duyệt phù hợp với loại hình đào tạo và điều kiện thực tế của từng địa bàn. Kinh phí thực hiện chương trình xóa mù thực hiện theo đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu với cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ xóa mù chữ theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ...

ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP 2025: Hướng dẫn cách ghi Phiếu số 2.4/DN-MAULT

Điều tra doanh nghiệp năm 2025 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp bằng hình thức thu thập thông tin trực tuyến thông qua sử dụng phiếu điều tra ...

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3: Hành Trình 115 Năm Đấu Tranh và Bình Đẳng (1910–2025)

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 năm 2025 đánh dấu cột mốc 115 năm kể từ khi sự kiện này được chính thức công nhận tại Hội nghị Phụ nữ ...

Một số nội dung mới của Thông tư số 32/2025/TT-BTC về hóa đơn, chứng từ

Cục thuế giới thiệu một số nội dung mới của Thông tư số 32/2025/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định ...

Thuế GTGT cho dịch vụ logistics phục vụ doanh nghiệp khu chế xuất: Quy định và hướng dẫn mới nhất

Thuế GTGT cho dịch vụ logistics phục vụ doanh nghiệp khu chế xuất: Quy định và hướng dẫn mới nhất Hoạt động vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics ...