Chuyển nhầm số tiền lớn, cần hành động gì?

21 lượt xem

Khi chuyển nhầm tiền nếu người nhận không hoàn trả thì người chuyển có thể tố cáo, kiện ra toà và người nhận chuyển nhầm có thể bị khởi tố hình sự

anh man hinh 2025 07 06 luc 144207 1751787766119177272608

Bạn đọc Huỳnh Anh Tài, phường An Lạc, TP HCM hỏi: Vừa qua, tôi thấy nhiều trường hợp bị khởi tố do không chịu hoàn trả số tiền người khác chuyển nhầm. Vậy cho tôi hỏi cụ thể nếu cố tình chiếm đoạt tiền chuyển nhầm thì sẽ bị xử lý như thế nào? Người chuyển nhầm tiền cần làm gì để lấy lại số tiền đã chuyển?

Trả lời: Khi chuyển nhầm tiền cho người khác, người dân cần gọi điện ngay cho ngân hàng để có hướng giải quyết kịp thời, đúng quy định. Khi nhận được thông báo của người chuyển nhầm, ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho người nhận để làm các thủ tục hoàn trả cho người chuyển.

Trong trường hợp người nhận có ý định chiếm đoạt hoặc dây dưa không chuyển trả thì người chuyển nhầm cần làm một số bước sau:

Người chuyển nhầm tiền làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, điều 2, Luật Tố cáo năm 2018.

Cụ thể, người chuyển nhầm tiền tố cáo tới cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan tổ chức khác. Tố cáo gửi đến cơ quan công an nơi người thụ hưởng cư trú với hình thức thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Bên cạnh việc tố cáo thì người chuyển nhầm tiền có thể đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định.

Nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng, không trả lại tiền cho người chuyển nhầm sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng và người chuyển nhầm tiền thì người cố tình chiếm hữu, sử dụng trái phép số tiền trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều luật này quy định người chiếm đoạt tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sẽ bị xem xét xử lý. Do đó, người cố tình chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Theo NLĐ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

Luật Quảng cáo đối với KOL và KOC tại Việt Nam

Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 là văn bản pháp lý chính điều chỉnh hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi luật này được ban hành, mô hình ...

Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục đối diện khung hình phạt nào?

Nếu bị kết án, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục phải đối diện khung hình phạt cao nhất đến 5 năm tù, Nguyễn Phong đến tù chung thân. Như đã ...

Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp

Ngày 10 tháng 02 năm 2025, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về ...

Hộ lý có được chuyển lên Bác sĩ hạng III?

Ngạch viên chức của bà Nguyễn Thị Thúy Ngân (Hưng Yên) là hộ lý. Bà đã học xong bác sĩ đa khoa. Bà Ngân hỏi, bà có được chuyển từ ...

Đề xuất tiêu chí mới, hướng tới cấp xã, phường còn khoảng 5.000 đơn vị

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu ...