Thủ tướng: “Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự”

119 lượt xem

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Chỉ thị số 10 ban hành hôm nay 25-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Thủ tướng: "Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự"- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngày 27-2. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ, “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự”.

 

Theo Chỉ thị, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các bộ ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Chuyển mạnh quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án. Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số để giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và các dịch vụ công thuận lợi, nhanh chóng.

Bộ Tài chính được giao khẩn trương nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tài sản mã hóa, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả, trình Chính phủ trong tháng 3-2025.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng cho doanh nghiệp. Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và các động lực tăng trưởng mới chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Người đứng đầu Chính phủ giao các bộ ngành thúc đẩy triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực mới nổi. Trong đó, chú trọng các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, năng lượng mới, y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…

Chỉ thị nêu rõ khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế) luôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm (chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức để phát triển nhanh, bền vững cả về số lượng, quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Theo Người Lao Động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT quy định về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân ...

Từ ngày 1-4, cấp xã không còn ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Từ ngày 1-4, theo quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, không còn nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã. Luật Ban ...

7 giải pháp cấp bách để các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển

Phát triển mô hình chung cho các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) một vấn ...

Để kinh tế đêm tỏa sáng

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần III/2025 đang diễn ra ở quận 1, TP HCM, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ...

Cải cách tư pháp trong gần 40 năm đổi mới và giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp, bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng nền tư pháp văn minh, hiện đại, bảo vệ công lý, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ...