Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự 2025: Nhận diện bất cập, đề xuất giải pháp

195 lượt xem

Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự 2025 thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự.

Ngày 28-3, Trường Đại học Luật TP HCM phối hợp với Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội thảo quốc gia về “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Thi hành án dân sự năm 2025”.

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM, TS. Lê Trường Sơn khẳng định Luật THADS hiện hành đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, nâng cao hiệu quả thi hành án nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Hội thảo nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự 2025: Nhận diện bất cập, đề xuất giải pháp- Ảnh 1.

TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM, phát biểu tại hội thảo

Trên cơ sở Dự thảo lần thứ 3, các công chức ngành thi hành án, nhà khoa học và đại biểu sẽ thảo luận về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc thi hành án, tổ chức bộ máy, thủ tục, biện pháp bảo đảm, cưỡng chế và các quy định liên quan.

Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự 2025: Nhận diện bất cập, đề xuất giải pháp- Ảnh 2.

Quang cảnh hội thảo

Trong phiên thảo luận, ThS. Nguyễn Đức Phước, Chánh án TAND quận Bình Tân, đánh giá sự phối hợp giữa tòa án và cơ quan THADS đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm hiệu lực bản án. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn chưa thống nhất về việc cơ quan nào sẽ quản lý công tác thi hành án là Bộ Tư pháp hay TAND. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về sửa đổi luật để bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự 2025: Nhận diện bất cập, đề xuất giải pháp- Ảnh 3.

ThS. Nguyễn Đức Phước, Chánh án TAND quận Bình Tân

ThS. Lê Duy Bảo Chinh (VKSND quận Gò Vấp) chỉ ra khoảng trống pháp lý tại khoản 3 Điều 15 của Dự thảo khi chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng trong hỗ trợ người được thi hành án thu thập thông tin. Ông đề xuất bổ sung quy định cụ thể nhằm bảo đảm quyền lợi của đương sự.

Bên cạnh những vấn đề về phạm vi điều chỉnh và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, các tham luận tại hội thảo cũng đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự.

Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về những bất cập trong quy trình cưỡng chế thi hành án, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo và vai trò giám sát của VKS trong quá trình thi hành án dân sự.

Một số ý kiến đề xuất cần có các biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, cũng như hoàn thiện hệ thống chế tài đối với hành vi cản trở thi hành án.

Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức ghi nhận các ý kiến đóng góp và nhấn mạnh rằng kết quả thảo luận sẽ được tổng hợp, kiến nghị lên Bộ Tư pháp xem xét, chỉnh sửa trước khi trình Chính phủ và Quốc hội thông qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

có thể bạn quan tâm

Đi tìm cơ chế “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc”

Trong bối cảnh kinh phí đầu tư còn hạn hẹp và sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu, từ cơ bản đến ứng dụng, từ khoa học tự ...

Thể chế và nhân tố con người: “Then chốt của then chốt”

Trong mọi nỗ lực cải cách thể chế, yếu tố quyết định thành – bại không phải chỉ nằm ở văn bản pháp luật được hoàn thiện thế nào hay ...

Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 197/2025/NĐ-CP ngày 7/7/2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập, chế độ làm việc, trách nhiệm, kinh phí hoạt động và ...

Nghị định 111/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2025/NĐ-CP ngày 22/5/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ ...

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Người nộp thuế hỏi: Khi muốn chuyển đăng ký người phụ thuộc C từ người nộp thuế A sang cho người nộp thuế B thì cần thực hiện những thủ ...